So sánh hoạt hình 2D và 3D

Hoạt hình 2D và 3D đều được coi là công cụ hiệu quả để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu. Thực tế 2D và 3D đều đóng vai trò quan trọng và đảm nhận vị trí riêng của mình.

Trong hoạt hình 2D, các nhân vậ, bối cảnh và đạo cụ đều được vẽ hoặc tạo phẳng hai chiều. Điều này có nghĩa là chúng được xem từ một phía và được vẽ lại để hiển thị từ một góc khác. Còn hoạt hình 3D đòi hỏi nhiều hơn từ chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Tất nhiên bạn có thể nhìn vật thể từ mọi góc độ.

Một điểm khác biệt chính là hoạt ảnh 2D dựa trên khung hình trong khi hoạt ảnh 3D dựa trên chuyển động.

hoat-hinh-2d-va-3d

So sánh hoạt hình 2D và 3D

Theo các chuyên gia cho biết, sự khác biệt chính giữa hoạt hình 2D và 3D chính là hoạt hình 2D mang tính nghệ thuật hơn còn hoạt hình 3D mang tính cơ học/kỹ thuật hơn. Hoạt hình 2D yêu cầu số lượng lớn hình minh họa và các khung hình đều cần được vẽ trên máy tính hoặc vẽ tay. Đối với hoạt hình 3D về cơ bản được cung cấp một bộ xương để điều khiển trong không gian 3D ảo.

Lấy ví dụ về bộ phim huyền thoại “Tom and Jerry”, hoạt hình 3D bóng mờ phần nào bắt chước hoạt hình 2D truyền thống. Tuy nhiên hình ảnh động tốt nhưng đôi khi không phù hợp với thể loại này. Một số nhận xét đưa ra trông bộ phim hoạt hình “Tom and Jerry” 3D giống như một trò chơi điện tử vậy.

Cũng có thể lấy ví dụ về bộ phim “The Lion King”, có hai bản hoạt hình 2D (1994) và hoạt hình 3D (2019). Mỗi bản có sức hấp dẫn khác nhau, nếu bản hoạt hình 2D gây ấn tượng với phong cách nghệ thuật độc đáo thì phiên bản hoạt hình 3D ấn tượng vì trông chân thực hơn.

Vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích mà bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Ngoài ra, nagan sách cũng đóng vai trò quan trọng để bạn đưa ra quyết định.

Hoạt hình 2D hoạt động như thế nào?

Hoạt hình 2D gây ra ảo giác về chuyển động. Khi các bức vẽ riêng lẻ được sắp xếp liên tiếp với nhau sẽ tạo ra chuyển động. Trong vòng một giây có thể chứa đến 24 khung hình.

hoat-hinh-2d-va-3d

Ví dụ thực tế, vẽ một nhân vật ở góc dưới ở sổ ghi chú. Trang tiếp theo vẽ nhân vật ở hình dạng khác khác với hình nhân vật ban đầu. Tiếp tục vẽ vài trang và sau đó lướt chúng nhanh chóng. Nếu thực hiện đúng, nhân vật sẽ chuyển động theo hành động lật trang. Đó chính là ảo giác về chuyển động.

Hoạt hình 2D hoạt động theo cách đó nhưng mức độ phức tạp hơn. Cũng có thể cần phải có ít nhất chục trang giấy để thực hiện một giây chuyển động. Như vậy mới được coi là đạt độ mượt mong muốn của hoạt ảnh.

Hoạt hình 3D hoạt động như thế nào?

Hoạt hình 3D là một quá trình đòi hỏi nhiều kỹ năng. Không giống với hoạt hình 2D bạn chỉ cần khả năng vẽ, hoạt hình 3D yêu cầu các mô hình kỹ thuật.

Với hoạt hình 3D bắt buộc phải sử dụng các kỹ thuật hay phần mềm tạo mô hình. Các nhà làm phim hoạt hình 3D có thể lấy dữ liệu từ việc chụp chuyển động để nâng cao tính chân thực của hoạt ảnh.

hoat-hinh-2d-va-3d

Quy trình làm phim hoạt hình tại TVC360

Để có được những đoạn video quảng cáo như vậy, các bạn cần phải nhờ đến những công ty làm phim hoạt hình uy tín, chất lượng. Đó là những đơn vị thực hiện với quy trình chuẩn xác, rõ ràng và vô cùng khắt khe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình làm phim hoạt hình.

Bước 1: Tư vấn dịch vụ cho khách hàng

Khi khách hàng tìm đến những đơn vị làm quảng cáo uy tín, các nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn. Họ sẽ lắng nghe yêu cầu và tư vấn bước đầu cho khách hàng. Trong bước này các nhân viên tư vấn hiểu được khách hàng đang cần quảng cáo sản phẩm nào cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những hướng đi hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất cho khách hàng.

Các bạn yên tâm, hiện nay các đơn vị làm phim hoạt hình uy tín đều có những nhân viên với trình độ chuyên môn cao. Các kỹ năng xử lý tình huống trong công việc đều tỉ mỉ. Đặc biệt là vô cùng nhiệt tình, thân thiện với khách hàng. Các bạn có thể nhận gọi cho các đơn vị này khi có nhu cầu. Chắc chắn rằng các bạn sẽ nhận được những lời khuyên vô cùng đúng đắn.

Bước 2: Thảo luận và ký kết hợp đồng

Sau khi có được hướng đi đúng đắn nhất từ phía các nhân viên chuyên nghiệp, khách hàng cũng sẽ biết được mức phí mà mình cần phải trả cho dịch vụ này. Khách hàng có thể suy nghĩ và quyết định có hay không sử dụng dịch vụ. Hầu hết các đơn vị làm phim hoạt hình sẽ không thu hết tiền phí trong lần nộp đầu tiên. Họ chỉ yêu cầu khách hàng đặt cọc một phần nào đó. Hợp đồng và số tiền đặt cọc sẽ được thực hiện công khai. Với sự có mặt của cả hai bên với con dấu đầy đủ, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng.

Và tất nhiên rằng, các nhân viên cũng sẽ rất vui vẻ nếu các bạn không quyết định ký hợp đồng. Các đơn vị này đều tạo sự thoải mái cho khách hàng nhất.

Bước 3: Lên ý tưởng cho video hoạt hình quảng cáo

Hầu hết khi các công ty doanh nghiệp đều có mục đích làm phim. Họ tìm đến những đơn vị làm phim hoạt hình với những ý tưởng ban đầu. Chính vì vậy, các nhân viên sẽ tiếp nhận những ý tưởng này của khách hàng để làm khung kịch bản. Các nhân viên vô cùng tôn trọng sự sáng tạo của khách hàng.

Tuy nhiên, với những trường hợp nhận thấy ý tưởng không khả thi sẽ có giải pháp. Đó có thể là ý tưởng không gây được thiện cảm với khán giả. Công ty làm phim sẽ góp ý chân thành cùng lời khuyên đáng giá để có được hướng đi tốt hơn.

Sau khi kịch bản được hình thành sẽ được gửi đến khách hàng để duyệt. Thời gian này sẽ tương đối nhanh và các bạn không cần phải chờ đợi quá lâu. Nếu kịch bản ban đầu này được chấp nhận, đơn vị sản xuất sẽ tiến hành chỉnh sửa về câu từ. Sự trau chuốt, tỉ mỉ sẽ giúp đoạn phim có thể hay hơn.

Bước 4: Bắt tay vào dựng phim

Đây có lẽ là giai đoạn vất vả nhất. Những đơn vị làm phim sẽ tiến hành dựng phim trên kịch bản đã được thống nhất ở bước 3. Trong  bước này, những chỉnh sửa hậu kỳ cũng sẽ được khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, số lần chỉnh sửa đã được ghi rõ trong hợp đồng và các bạn vui lòng thực hiện đúng.

Prev PostAnimation là gì?
Next PostTrọn bộ từ vựng Animation & Hoạt hình từ A - Z