Thực tế, khái niệm về Animation đã có từ hơn 1 thế kỷ trước và được mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Định nghĩa về Animation là gì là một khái niệm bao quát rất rộng.
Về cơ bản, Animation là nghệ thuật tạo chuyển động bằng hình ảnh. Tuy nhiên đây vẫn là cái nhìn khá hạn hẹp và chưa đủ để truyền tải đầy đủ bản chất nghệ thuật thật sự trong hoạt hình.
“Animation” bắt nguồn từ “anime”, trong tiếng Anh có nghĩa là tạo ra chuyển động. Nhờ có Animation hổi hồn vào những vật vô tri vô giác giúp chúng trở nên có sự sống. Những hình ảnh vẽ tay, digital, tạo hình 3D hay chỉ là những mô hình đất nặn, cắt dán đều trở nên sống động.
Theo lý thuyết, cơ chế tạo chuyển động của Animation khá giống với phim điện ảnh, truyền hình. Điều này có thể thấy rõ thông qua các chuyển động được tạo thành bằng nhiều hình ảnh khác nhau và được nối tiếp tạo thành một chuỗi hình ảnh. Các hình ảnh sẽ được xâu chuỗi trong một khoảng thời gian nhất định tạo nên ảo ảnh thị giác về chuyển động.
Thực tế, chuyển động của Animation không được tạo nên bởi máy quay truyền thống, đây cũng là điểm khác biệt với điện ảnh thuần túy. Những hình ảnh Animation được tạo bằng nhiều phương thức khác nhau như vẽ tay, vẽ bằng máy tính (digital 2D), hình ảnh 3D, cắt giấy, mô hình (stop motion)…
Khái niệm về Animation đã có từ rất lâu tuy nhiên nó vẫn còn khá mới mẻ khi xâm nhập thị trường Việt Nam. Từ thuở ban đầu, Animation được xử lý hình ảnh khá sơ sài. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới thật sự đánh dấu mốc cho sự phát triển của dòng phim này.
Trong giai đoạn đó, Animation được chú ý nhiều thông qua những sản phẩm hoạt hình nổi tiếng như Chú chuột Mickey của ông lớn Walt Disney. Tất cả những câu chuyện công nghệ làm Animation từ lâu đã cho thấy nhu cầu dùng hình ảnh để kể chuyện thời đại nào cũng cần thiết. Chỉ qua những hình ảnh chuyển động cũng đã tạo nên một thước phim có cốt truyện đặc sắc.
Bản chất Animation là một phần của điện ảnh. Sự khác biệt rõ ràng nhất nằm ở phương thức thể hiện. Đơn giản, điện ảnh chính là sử dụng nhiếp ảnh (photography) làm phương thức kể chuyện.
Khi làm phim đòi hỏi cần có diễn viên, trang phục, địa điểm, ánh sáng… cho ra những sản phẩm điện ảnh hay nhất. Sự sáng tạo trong đó cũng bị gò bó bởi công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Với những sản phẩm Animation hoàn toàn được xây dựng từ sự sáng tạo. Công cụ hỗ trợ bao gồm vẽ tay, dựng 3D, dựng mô hình… không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian nào. Với loại hình điện ảnh này các nhà sáng tạo hoàn toàn được đắm chìm trong thế giới riêng của mình để viết nên một cốt truyện hay.
Animation là một khái niệm bao quát rộng và đi cùng với sự phát triển, Animation ngày càng được tách ra thành nhiều phân nhánh. Vì vậy, không có một định nghĩa duy nhất về phương pháp thực hiện Animation. Khái niệm về phương thức kể chuyện bằng hình ảnh này cũng dần trở nên bao quát và không đủ cụ thể để mô tả mỗi thể loại trong đó.
Dưới đây, TVC360 xin giới thiệu những phong cách hoạt hình được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Phong cách Animation truyền thống là nơi mà các animators có thể sáng tạo mọi hình ảnh thông qua nét vẽ của mình. Những hình ảnh vẽ tay hay còn gọi là hand-drawn được thực hiện trên giấy vẽ với từng khung hình khác nhau. Có khoảng 12 – 24 khung hình trên giấy được nối liền với nhau để tạo nên chuyển động.
Theo các chuyên gia đánh giá, hình thức vẽ tay truyền thống có tính nghệ thuật cao. Từng đường nét của hoạt ảnh đều chứa đựng “cảm xúc” của người nghệ sĩ. Do đó, hoạt hình truyền thống thường đòi hỏi người nghệ sĩ có tay nghề cao và chuyên môn sâu để tạo nên những sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra, quá trình sản xuất của thể loại này cũng rất khó chỉnh sửa và cực nhọc.
Vào những thuở “sơ khai” của phim hoạt hình cũng đã có khá nhiều sản phẩm ra đời và để lại ấn tượng cho người xem. Tuy nhiên đến thế kỷ 20 mới đánh dấu bước chuyển mình với các tác phẩm như “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn” hay “1001 Chú Chó Đốm” của hãng phim Walt Disney.
Trong những thập kỷ gần đây, Animation 2D đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do có sự can thiệp của ngành công nghiệp kỹ thuật digital đã giúp thể loại này đến gần hơn với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Không giống với phong cách animation truyền thống, Animation 2D có sự linh hoạt trong việc sản xuất nhờ công nghệ máy tính. Về bản chất, giữa Animation 2D và Animation truyền thống không khác nhau nhiều.
Có không ít người quan niệm cho rằng, hoạt hình 2D không còn chỗ đứng khi mà thể loại hoạt hình 3D đang được ưa chuộng hơn cả. Thực tế không hoàn toàn như vậy, bằng chứng là những thước phim 2D vẫn đang làm mưa làm gió khắp thế giới và được nhiều khán giả đón nhận. Đặc biệt là những thước phim thể loại Anime của Nhật Bản cùng nhiều series phim hoạt hình phương tây vẫn đang sử dụng thể loại hoạt hình 2D.
Một số phần mềm công cụ hỗ trợ làm Animation 2D phổ biến có thể kể đến là Momo, Flash, ToonBoom Harmony… Những phần mềm này được đưa vào quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D tạo nên hình ảnh chuyển động nhanh gọn và linh hoạt.
Những sản phẩm hoạt hình 2D nổi tiếng là series phim “Samurai Jack”, “Rick and Morty”, phim điện ảnh “The Lion King” (bản 1994), cho đến những bộ phim Anime Nhật Bản điển hình như “Spirited Away” và “My Neighbor Totoro”.
Thể loại phim hoạt hình 3D đến khoảng 2 thập kỷ trở lại đây phát triển mạnh mẽ. Nhờ công nghệ CGI đã giúp hình thức hoạt hình 3D trở nên khác biệt và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật, y học, nghiên cứu…
Mọi hình ảnh được render từ mô hình 3D trên máy tính là ưu điểm của thể loại này. Yoshiaki Nishimura – nhà sản xuất của studio hoạt hình Ghibli (Nhật Bản) cho biết: nếu như hoạt hình 2D là sự phát triển (extension) của hội họa, thì hoạt hình 3D là sự phát triển của điêu khắc (mô hình 3D). Do vậy, những gì mà chúng có thể truyền tải, cũng hoàn toàn khác nhau”.
Để có những hình ảnh đẹp, mượt mà, sống động và bắt mắt, Animation 3D cần đảm bảo quy trình sản xuất linh hoạt cũng như đòi hỏi những yêu cầu cao hơn so với Animation 2D.
Bộ phim 3D “Toy Story” là sản phẩm của Pixar ra mắt năm 1995 có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến công chúng về thể loại hoạt hình đặc sắc này. Ngoài ra có thể kể đến một số sản phẩm ấn tượng và đạt giải thưởng lớn như “Frozen 2” hay “Up”.
Về bản chất, motion graphics không phát triển từ nghệ thuật hoạt hình. Thể loại này được phát triển từ thiết kế đồ họa (graphic design). Để tạo ra chuyển động các hình ảnh graphic sẽ được dựng trên phần mềm Adobe After Effects.
Về khái niệm, motion graphics thường được phân biệt rõ ràng với Animation. Mục đích của những thể loại này tùy thuộc vào nội dung mà mỗi thước phim muốn truyền tải.
Hiện nay có không ít doanh nghiệp lựa chọn thể loại motion graphics trong các kế hoạch truyền thông, thương mại và quảng cáo. Bên cạnh những hình ảnh gọn gàng, nét vẽ cơ bản, motion graphics còn có mức chi phí sản xuất “nhẹ hơn” so với những thể loại animation khác.
Trong thời đại 4.0, thể loại này ngày càng trở nên phổ biến. Có không ít dự án hoạt hình sử dụng phong cách motion graphics làm explainer video, infographic. Ngoài ra, nó còn được TVC360 ứng dụng trong các video giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ… Tuy nhiên đây chưa phải thể loại hoạt hình được lựa chọn để thực hiện các dự án đòi hỏi nghệ thuật hoặc có chiều sâu về hình ảnh.
Hoạt hình Stop motion là thể loại animation sử dụng đồ vật, đất sét… được chụp hình lại để tạo ra ảo ảnh chuyển động. Khái niệm này bao quát những nhánh nhỏ hơn của thể loại này như clay-motion (sử dụng đất sét), cut-out (sử dụng hình ảnh cắt dán), puppet (sử dụng con rối)…
Với thể loại này đòi hỏi về thời gian và sự tỉ mẩn trong từng chi tiết. Một số sản phẩm stop-motion nổi tiếng có thể kể đến là “Shaun the Sheep” hay “The Lego Movie”.
Một trong những lợi thế hàng đầu của hoạt hình chính là khả năng sáng tạo ra bất cứ thứ gì mà bạn có thể tưởng tượng. Không có giới hạn nào đặt ra với hoạt ảnh. Bạn có thể tạo ra nhân vật, môi trường và đồ vật không có trong thế giới thực. Nhờ mức độ sáng tạo này cho phép bạn kể chuyện theo những cách độc đáo và giàu trí tưởng tượng.
Animation cho phép nhất quán về hình ảnh và thiết kế. Với video người thật đóng bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố như ánh sáng, thời tiết và địa điểm. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng, rất khó để đạt được sự nhất quán trong sản phẩm. Animation thì khác, bạn có toàn quyền kiểm soát mọi yếu tố để duy trì tính thẩm mỹ nhất quán xuyên suốt dự án.
Trong một số trường hợp nhất định, hoạt hình tiết kiệm chi phí hơn video người thật đóng. Ví dụ để tạo một cảnh phức tạp với nhiều hiệu ứng đặc biệt trong video người thật đóng có thể tốn kém hơn. Tuy nhiên với hoạt ảnh, để đạt được hiệu ứng tương tự như vậy thì chi phí ít hơn. Chưa hết, hoạt hình tiết kiệm thời gian và ngân sách hơn vì không cần tạo bối cảnh, thiết bị quay phim…
Hoạt hình là thể loại video trường tồn và vượt thời gian. Minh chứng rõ nhất chính là Series “Tom & Jerry” vẫn được khán giả yêu thích và trải qua nhiều thập kỉ từ khi phát hành. Những video người thật đóng có thể rất nhanh lỗi thời. Animation là gì? Animation vẫn là thể loại phù hợp và mang tính giải trí trong nhiều năm.
Animation cho phép bạn dễ dàng và linh hoạt sửa đổi. Trong video người thật đóng rất khó để chỉnh sửa và phải tốn chi phí khi phải thực hiện lại cảnh quay. Còn Animation có thể thực hiện chỉnh sửa nhanh chóng và bổ sung các cảnh quay.
Hoạt hình chú trọng vào các ý tưởng được trình bày hơn là cá nhân trình bày chúng. Video người thật đóng thì ngoại hình, giọng nói, cử chỉ và phong cách của người trình bày có thể ảnh hưởng rất nhiều đến người xem, người tiếp nhận thông tin. Ý tưởng là vị trí trung tâm trong hoạt hình vì vậy mà thông điệp được truyền tải dễ dàng hơn.
Những ý tưởng và khái niệm phức tạp, hoạt hình có thể đơn giản hóa chúng. Khi các ý tưởng phức tạp được minh họa bằng hoạt ảnh, bạn có thể làm chúng trở nên dễ hiểu hơn. Nhìn chung, hoạt hình biến hóa các khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng trở nên hữu hình, dễ hiểu.
Các yếu tố từ ánh sáng đến bảng màu đều dễ dàng kiểm soát khi bạn làm hoạt ảnh. Tất nhiên sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được các thông số kỹ thuật một cách chính xác nhất.
Dễ dàng nhận ra các nhân vật hay thế giới giàu trí tưởng tượng được tạo ra trong hoạt hình để lại ấn tượng lâu dài cho khán giả. Điển hình như các câu chuyện cổ tích của nhà Disney sản xuất. Người xem dễ nhớ thông điệp cũng như câu chuyện qua các thước phim hoạt hình.
Hoạt ảnh có thể được dịch sang nhiều ngôn ngữ phù hợp với các nền văn hóa khác nhau. Vì vậy mà Animation dễ tiếp cận hơn so với video hành động được quay lại.
Vậy Animation là gì? Animation là định nghĩa của nhiều thể loại, hình thức nghệ thuật tạo nên sự chuyển động. Qua dòng chảy thời gian mà animation ngày càng được sáng tạo nên nhiều phương thức thể hiện mới. Giờ đây, khi công nghệ ngày càng phát triển, hình thức này được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất phim giới thiệu, TVC quảng cáo…