Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D

Sản xuất phim hoạt hình 2D ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực như Giáo dục, Thương mại điện tử, Y tế, Giao thông… Tuy nhiên không phải ai cũng biết được quy trình chuẩn tạo nên một thước phim hoạt hình hay và đặc sắc.

Phim hoạt hình 2D là gì?

Phim hoạt hình 2D hay còn gọi là 2D Animation là nghệ thuật tạo ra chuyển động trong không gian hai chiều. Hoạt hình 2D tạo ra ảo giác chuyển động bằng cách ghép những bức ảnh riêng lẻ lại với nhau theo trình tự thời gian nhất định.

quy-trinh-san-xuat-phim-hoat-hinh-2d

Phương pháp sản xuất phim hoạt hình 2D đã ra đời từ rất lâu. Đây cũng là phương pháp sản xuất phim hoạt hình truyền thống được thực hiện rất tỉ mỉ và kì công. Ngày xưa các bức họa được vẽ bằng tay trên các tấm nhựa để tiết kiệm thời gian thay vì vẽ lại khung và nền cho các bức họa sau. Giờ đây với nền công nghiệp phát triển đi cùng công nghệ cao, các bức họa này đều được tạo nên bởi máy tính giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Một trong những bộ phim được sản xuất kì công nhất phải kể đến “Vua Sư tử” do đội ngũ họa sĩ của Walt Disney thực hiện với 1,197 nền vẽ tay và 119.058 khung màu riêng lẻ. Bên cạnh đó cũng có thể kể đến một số bộ phim hoạt hình 2D nổi tiếng khác như Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Nàng tiên cá, Bambi…

Những thể loại phim hoạt hình 2D hiện nay

Mỗi thể loại phim hoạt hình 2D đều có những đặc điểm riêng biệt tùy thuộc vào loại đối tượng được dùng. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng thể loại 2D Animation.

Stop motion

Các đối tượng sử dụng trong thể loại Stop motion là đối tượng vật lý. Nhà sản xuất sẽ chụp ảnh sau mỗi lần đối tượng này di chuyển. Như vậy ta có chuỗi ảnh hiển thị liên tiếp tạo cảm giác chúng đang di chuyển cho người xem.

Motion graphic

Đây là phương pháp tạo ra đồ họa chuyển động nhằm truyền tải thông điệp hay câu chuyện nhất định. Nhìn chung, Motion graphic để chỉ sự dịch chuyển của các khối đồ họa như hình tròn, hình vuông, font chữ… khiến thước phim trở nên sinh động và thu hút người xem hơn.

Whiteboard animation

Một dạng 2D Animation được sử dụng phổ biến để giải thích khái niệm hoặc tường thuật câu chuyện nào đó hiệu quả chính là Whiteboard animation. Theo đó, thước phim sẽ ghi lại quá trình nét vẽ tay chuyển động trên bẳng trắng kết hợp với phần dẫn chuyện. Những hình ảnh tuy đơn giản nhưng mang lại tính hiệu quả truyền thông cao. Do đó mà thể loại nào được không ít doanh nghiệp ưa chuộng.

quy-trinh-san-xuat-phim-hoat-hinh-2d

Infographic

Để trình bày những con số khô khan, phức tạp khiến chúng trở nên dễ hiểu hơn thì Infographic là lựa chọn tốt nhất. Infographic là một biến thể của Motion graphics giúp tối ưu số liệu thành hình ảnh và đặt nó vào một câu chuyện. Khi các số liệu được thể hiện đúng cách, dễ hiểu sẽ làm tăng thêm sức thuyết phục của nó gấp nhiều lần.

Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D

Một sản phẩm 2D Animation cần rất nhiều thời gian và công sức. Vậy để sản xuất một dự án phim hoạt hình như vậy cần những gì?

Tùy vào mục đích sử dụng mà quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D cũng sẽ thay đổi khác nhau. Dưới đây là quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D chuẩn mà các hãng phim hoạt hình thực hiện. Tuy nhiên quy trình dưới đây không áp dụng cho mọi trường hợp vì vậy tùy lĩnh vực và công ty sản xuất sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Cụ thể quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D gồm 3 giai đoạn: Trước sản xuất (Pre-production), sản xuất (Production) và hậu kỳ (Post-production). Trong mỗi giai đoạn sẽ có các công việc cụ thể khác nhau là nền tảng để tạo nên một thước phim 2D Animation hoàn chỉnh.

Giai đoạn tiền sản xuất

quy-trinh-san-xuat-phim-hoat-hinh-2d

Cảm hứng

Bất kể bộ phim nào cũng đều cần có một câu chuyện. Nếu yếu tố diễn hoạt trong bộ phim chưa được tốt nhưng cốt truyện hay và để lại nhiều cảm xúc thì đó vẫn là một bộ phim hay. Ngược lại, nếu cốt truyện không gây ấn tượng sẽ rất khó để chạm được cảm xúc của người xem.

Cảm hứng là một trong những “gia vị” làm cho câu chuyện trở nên hay và thú vị. Vậy làm sao để có được cảm hứng? Cảm hứng có thể đến từ những điều đơn giản nhất như một chi tiết nhỏ trong cuốn sách, lời bài hát hay sự việc nào đó… Việc tận dụng quan sát mọi thứ xung quanh trong cuộc sống để lấy cảm hứng viết nên những câu chuyện hoàn hảo.

Phát triển ý tưởng

Tại bước này, đạo diễn và nhà sản xuất sẽ cùng trao đổi và thảo luận phát triển ý tưởng. Khi có thêm nhiều ý tưởng sẽ giúp câu chuyện có chiều sâu và hấp dẫn người xem hơn.

Hoàn thiện kịch bản

Đây là giai đoạn phát triển chi tiết tất cả các đoạn hội thoại. Trong quá trình tạo ra bộ phim, kịch bản sẽ được thay đổi nhiều lần cho đến khi kịch bản cuối cùng được ra đời.

Lập kế hoạch sản xuất

Giống như việc sản xuất các bộ phim thông thường, phim hoạt hình 2D cần có kế hoạch sản xuất rõ ràng. Nói cách khác đây cũng là bảng điều phối công việc cần làm những gì để tạo nên một bộ phim hoàn chỉnh. Kế hoạch công việc rõ ràng sẽ giúp giai đoạn sản xuất được thực hiện nhanh chóng và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Giai đoạn sản xuất

Thiết kế

Khi tất cả kịch bản hoàn tất chúng ta sẽ bắt đầu giai đoạn thiết kế. Chúng ta sẽ thiết kế tất cả những gì có trong cảnh quay như: nhân vật, bối cảnh, nội dung cốt truyện… Trong quá trình thiết kế, các nhân vật, bối cảnh này có thể được tạo nên bằng nhiều cách ví dụ như từ các ảnh chụp hoặc các nhà thiết kế phải tự vẽ lại. Đặc biệt với những yêu cầu có nhân vật thương hiệu thì giai đoạn thiết kế này mất khá nhiều thời gian để có được nhân vật độc nhất.

Tạo Storyboard (Bảng phân cảnh)

Storyboard là một bản phác thảo cho chúng ta hình dung các nhân vật và bối cảnh sẽ di chuyển như thế nào trong từng phân cảnh. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Storyboard là gì để hiểu hơn về quá trình tạo nên bản phân cảnh hoàn chỉnh.

Diễn hoạt

Sau khi có đầy đủ mọi thứ đây là giai đoạn hiện thực hóa các ý tưởng. Chúng ta sẽ chia làm hai nhóm nhân sự. Nhóm đầu là những người họa sĩ chính, họ sẽ tạo nên các tư thế, chuyển động chính. Sau đó nhóm thứ hai là các inbetweener sẽ tạo nên các chuyển động trung gian lấp đầy giữa hai chuyển động chính. Inbetweeners chính là những người tạo nên sự mượt mà trong các chuyển động. Họ càng tạo nhiều khung hình sẽ càng làm cho chuyển động trông thật hơn. Nhưng họ cần đảm bảo mọi thứ được thống nhất cùng một hướng phát triển.

Giai đoạn sản xuất hậu kỳ

Hậu kỳ là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất 2D Animation. Sau khi tạo ra chuyển động cho các nhân vật, Giai đoạn hậu kỳ sẽ làm tất cả những việc còn lại để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Các hoạt động này sẽ bao gồm: chỉnh màu, thêm một số hiệu ứng và thêm âm thanh để mang đến khán giả nhiều cảm xúc.

Trước đây các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh này đều phải thực hiện bằng tay nhưng ngày nay nhờ có công nghệ mà mọi thứ đều được tự động hóa. Chẳng hạn như trước đây khi sản xuất phim Snow White, mọi người phải ghi âm lại tiếng bát đĩa vỡ, tiếng gõ cửa… nhưng giờ đây các âm thanh đó đều có thể tạo ra nhờ các phần mềm kỹ thuật chuyên biệt.

Phân biệt 2D Animation và 3D Animation

2D Animation và 3D Animation đều là những loại Video Animation phổ biến hiện nay. TVC360 sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về 2 thể loại hoạt hình này:

Animation 2DAnimation 3D
Năm ra đờiNhững năm 1880Những năm 1900
Đặc điểm– Tạo chuyển động cho các đối tượng trong không gian 2 chiều.
– Có thể tạo ra các đối tượng bằng các bức ảnh vẽ tay.
– Không mang lại nhiều cảm giác chân thực, sống động.
– Tạo chuyển động cho các đối tượng trong không gian 3 chiều (có thêm chiều sâu)
– Chỉ có thể tạo chuyển động bằng các phần mềm máy tính chuyên biệt.
– Tạo cảm giác thực tế hơn so với 2D Animation.
Chi phíChi phí thấp hơn so với 3D AnimationChi phí cao hơn so với 2D Animation
Ứng dụng– Truyền hình: Tom & Jerry, Dragon Ball Z, The Simpsons…
– Phim: Bạch tuyết và bảy chú lùn, Vua Sư Tử, Aladdin…
– Game: Super Mario Bros, Mega Man X, Shovel Knight…
– Truyền hình: Star Wars Rebels, Max Steel, Kung Fu Panda…
– Phim: Toy Story, Frozen, Big Hero 6…
– Game: Super Mario 64, Call of Duty, Gears of War…

Với mỗi đơn vị có những mục đích khác nhau nên quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D cũng sẽ khác nhau. Hy vọng những thông tin mà TVC360 cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất để lựa chọn đơn vị phù hợp và đem lại hiệu quả cao!

Prev PostTrọn bộ từ vựng Animation & Hoạt hình từ A - Z
Next PostNâng tầm nhận diện thương hiệu với Animation