TVC360
Top xu hướng Social Media thịnh hành trong năm 2022

Top xu hướng Social Media thịnh hành trong năm 2022

Vào năm 2022, Hootsuite đã thực hiện một cuộc khảo sát với hơn 18000 marketers dự đoán xu hướng social media. Đó là những xu hướng nào, TVC360 sẽ đề cập ngay dưới đây.

1. Tiktok - nền tảng mạng xã hội "vàng" để marketing

Để chứng minh cho điều này, tháng 9/2021, Tiktok vượt mốc 1 tỷ người dùng đăng ký. Nhờ vậy đã giúp đưa Tiktok vào trong top 7 nền tảng mạng xã hội phổ biến trên thế giới.

Đầu năm 2021, cụ thể là tháng 1, nền tảng này chỉ có 689 triệu người dùng. Điều này có nghĩa tỷ lệ tài khoản đăng ký của người dùng đã tăng 45% chưa đầy một năm. Theo đó, cơ sở người dùng toàn cầu cũng đã tăng hơn 1,1% từ 2018 đến 2020.

Nếu theo dõi Google Trend bạn sẽ thấy sự thống trị của Tiktok nội dung dạng video ngắn của Instagram. Tính trong năm 2021, nhu cầu tìm kiếm nền tảng Tiktok tăng 173%. Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm Instagram Reels chỉ tăng 22% và giảm đến 33% cho mục Stories.

Dù là nền tảng trở thành xu hướng trong năm 2021 nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khá e ngại khi đầu tư vào nền tảng này. Cụ thể, chỉ có 35% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch đầu tư vào Tiktok vào năm 2022. Hầu hết các doanh nghiệp khác vẫn tiếp tục đầu tư vào các nền tảng lớn như Facebook và Instagram. Thực tế, có đến 24% chủ doanh nghiệp cho rằng Tiktok là nền tảng đạt được hiệu quả cao cho mục tiêu kinh doanh. 

Bên cạnh việc trở thành nền tảng mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng, Tiktok cũng cho ra một số công cụ kinh doanh hữu ích trong 2020 và 2021. Vì vậy mà các doanh nghiệp vẫn có thể an tâm hơn khi đầu tư vào nó trong năm nay.

Công việc bạn cần làm với Tiktok là:

- Tạo tài khoản doanh nghiệp cho thương hiệu

- Tìm hiểu và khám phá các tính năng, thuật toán và ý tưởng trên Tiktok

- Phác thảo kế hoạch thực hiện chiến lược marketing trên Tiktok

2. Chi tiêu ngân sách cho các nền tảng nhỏ hơn

Trong các chiến lược triển khai kế hoạch marketing, các doanh nghiệp thường bỏ qua các nền tảng nhỏ. Những nghiên cứu mới cũng chỉ ra người tiêu dùng dễ tiếp nhận quảng cáo trên các kênh nhỏ hơn như Tiktok, Snapchat và Pinterest so với những nền tảng lớn khác.

- Theo nghiên cứu của Kantar (do Tiktok ủy quyền), người tiêu dùng cảm thấy quảng cáo trên Tiktok thú vị hơn so với quảng cáo trên các nền tảng khác.

- Theo nghiên cứu của Nielsen (do Snapchat ủy quyền), quảng cáo trên Snapchat có phạm vi tiếp cận nhiều hơn quảng cáo trên TV. Điều này giúp nâng cao nhận thức và ý định mua hàng cao hơn.

- Theo nghiên cứu của Pinterest Business đã chỉ ra quảng cáo trên nền tảng Pinterest có ROI cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi rẻ hơn nhiều so với quảng cáo trên các nền tảng khác.

Google Trend cũng cho thấy nhu cầu tìm kiếm ngày càng tăng trong hai năm qua đối với các quảng cáo trên các nền tảng này.

Cả ba nền tảng Tiktok, Pinterest và Snapchat đều khuyến khích các nhà quảng cáo cho ra những quảng cáo phù hợp với organic content với người dùng. Điều này giúp quảng cáo mang tính giải trí và ít gây gián đoạn hơn. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng nhanh và tạo ấn tượng tốt cho doanh nghiệp.

Công việc cần làm cho đề xuất này:

- Xem xét mức độ tương tác trên các nền tảng trên

- Nghiên cứu content và mức độ tương tác người dùng trên mạng xã hội đó

- Thử nghiệm quảng cáo trên nền tảng đó

3. Bùng nổ mua sắm trên social media

Khi đại dịch Covid-19 bùng ra đã tạo điều kiện hoàn hảo cho các trải nghiệm mua sắm trên social media. Nó thể hiện ở mức tiêu thụ trên social media kết hợp với sự phát triển của content creator. Theo eMarketer dự đoán social commerce sẽ là ngành công nghiệp trị giá 80 tỷ đô la vào năm 2025. Đồng thời nó sẽ còn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của e-commerce (tính riêng năm 2020 đã tăng 18%).

Có khoảng 81% người mua hàng sử dụng social media để khám phá các thương hiệu và tìm hiểu về sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã thấy tiện ích hơn cho người dùng khi đưa ra hình thức thanh toán trong cùng một ứng dụng. Hầu hết các social media đều đưa ra giải pháp mua sắm trên ứng dụng. Kết hợp video trực tiếp và cung cấp các tính năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Trong đó, Facebook, Instagram và Pinterest là phổ biến nhất.

Công việc cần làm:

- Bạn cần thiết lập Cửa hàng trên Facebook hoặc trên Instagram - nơi đăng bán sản phẩm của bạn. Nếu sử dụng nền tảng Pinterest, bạn có thể nghiệm Ghim sản phẩm.

- Doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc thiết kế cửa hàng phù hợp với các nền tảng khác nhau. Do đó hãy tạo trải nghiệm khách hàng về mặt thị giác nhằm tạo cảm giác thân thiện với thương hiệu của mình.

- Quản lý sát sao các danh mục mà bạn cho rằng followers trên Instagram sẽ thích nhất.

4. Đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời trên social media

Một cuộc khảo sát của Nielsen do Facebook ủy quyền đã diễn ra, có đến 64% người dùng cho biết họ thích nhắn tin hơn là gọi điện cho doanh nghiệp. Còn theo Cartner, 60% các yêu cầu dịch vụ của khách hàng sẽ được quản lý thông qua các kênh digital vào năm 2023.

Có thể thấy nhu cầu ngày càng tăng nhưng nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng hiệu quả thông qua social media. Khảo sát từ Hootsuite cho thấy 71% tổ chức chưa có kế hoạch đầu tư hoặc không có kế hoạch đầu tư vào các kênh social media.

Công việc cần thực hiện:

- Bắt đầu vẽ kịch bản chiến lược customer service trên social media

- Sử dụng các mẫu câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp trên từng nền tảng

- Tận dụng chatbot để cải thiện thời gian phản hồi

5. Xu hướng video dạng dài trên social media

Theo công ty phần mềm lưu trữ video Vidard, có tổng số 60% video được xuất bản trên internet vào năm 2020 có độ dài dưới 2 phút. Sự ra đời của IGTV và Facebook Watch cách đây 2 năm đã đánh dấu mốc cho những video dạng dài. Kể đến nền tảng Youtube, kênh đăng tải nội dung video tốt nhất cho phép bạn có thể up lên video dài hơn 10 phút. Facebook đang muốn cạnh tranh với Youtube trong mảng này.

Sự phát triển mạnh mẽ của Tiktok đã thúc đẩy Instagram ra mắt Reels vào cuối năm 2020 và ngưng sử dụng IGTV. Cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng không hề dừng lại khi Youtube cũng cho ra những định dạng video ngắn, cụ thể là Youtube Shorts.

Những bước tiến mới của Reels và Tiktok đã nối tiếp thành công của Stories (định dạng video ngắn khác). Những dạng video ngắn đó đã nhanh chóng thu hút người dùng từ năm 2018 đến 2020. Có đến 40% người bán sản phẩm/dịch vụ đều sử dụng video dạng ngắn.

Công việc cần làm:

- Đối với mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới bạn có thể thử nghiệm với các video Tiktok

- Đối với mục tiêu thu hút đối tượng cũ trên Instagram bạn có thể thử nghiệm với Stories

- Nếu có video dạng ngắn thành công trên một nền tảng bạn có thể sử dụng nó và điều chỉnh sao cho phù hợp với các nền tảng khác

6. Hợp tác với creator trong các chiến lược marketing

Chỉ tính riêng năm 2021, có khoảng 50 triệu người sử dụng tài khoản creator trên social media. Trong khi đó, các doanh nghiệp dự kiến chi 15 tỷ đô la cho influencer marketing vào năm 2022. Social media đang thúc đẩy và đáp ứng sự bùng nổ của mình với nhiều công cụ kiếm tiền mới như:

– TikTok’s Creator Marketplace

– Instagram’s Collabs

– Instagram’s Branded Content Ads

– Facebook’s Brand Collabs Manager

– YouTube Brand Connect

– Twitter’s paid Super Follows

Những công cụ trên đều đáp ứng những yêu cầu content creator trả tiền để họ có thể gia tăng giá trị cho các thương hiệu và người dùng. Dù lĩnh vực của bạn là gì, vẫn sẽ luôn có một creator với cơ sở người hâm mộ đã được xây dựng sẵn sàng hợp tác với bạn. Và họ sẽ làm tốt hơn trong việc tạo ra các mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vì thế bạn nên:

– Xác định đối tượng bạn muốn tiếp cận và xem họ đang hoạt động trên nền tảng nào.

– Xem xét qua các lĩnh vực của creator để tạo ra danh sách chọn lọc những người có ảnh hưởng với khán giả mục tiêu của bạn.

7. Nghiên cứu Paid Ads

43% người được hỏi cho biết “sự sụt giảm organic reach và nhu cầu tăng ngân sách paid ads” là thách thức lớn nhất của họ trên social media. Điều này chỉ đứng thứ hai sau “liên tục đưa ra các ý tưởng cho content”.

Nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã liệt kê sự sụt giảm của organic reach là thách thức số 1 của họ.

Điều này thật ý nghĩa. Sự sụt giảm organic reach đã được ghi nhận trong nhiều năm, đặc biệt là trên Facebook và Instagram.

Nhưng thực tế organic reach trung bình cho một bài đăng trên Facebook là 5,2%. Có nghĩa là chỉ có 5% người theo dõi bạn có thể nhìn thấy bài post của bạn nếu bạn không đặt bất kỳ khoản ngân sách nào cho paid ads.

Những việc cần làm:

– Tiếp tục sử dụng organic content để tăng brand awareness, cung cấp customer service và khuyến khích sự tương tác của khán giả,..

– Thử nghiệm với việc quảng cáo các bài đăng hàng đầu để tiếp cận khách hàng tiềm năng mới.

8. Tận dụng social listening

Khi đại dịch tiến triển, càng có nhiều doanh nghiệp biết rằng social listening có thể giúp họ hiểu được sở thích thay đổi của khách hàng và tránh rủi ro về PR.

Hầu hết những người được khảo sát cho biết họ đồng ý một phần hoặc hoàn toàn đồng ý rằng social listening đã gia tăng giá trị cho tổ chức của họ trong 12 tháng qua.

Nhu cầu tìm kiếm trên Google cho các từ khóa như “social listening” và “social listening tool” tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

TVC360 Việt Nam đã thực hiện 4,000+ videos, cùng hơn 500 thương hiệu khác nhau
Chat Zalo