Phim doanh nghiệp là những hình ảnh, video được quay lại hay ghi hình có thời lượng từ 2 – 3 phút. Thậm chí nhiều video giới thiệu doanh nghiệp có thời lượng kéo dài 5 – 10 phút. Nội dung video thường được lên sẵn kịch bản và có đạo diễn hình ảnh chỉ đạo cho ra những góc quay đẹp nhất.
Phim doanh nghiệp chủ yếu giới thiệu về lịch sử hình thành, hoạt động và những thành tựu đạt được, năng lực của doanh nghiệp… Những thước phim như vậy được sử dụng cho các mục đích quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy kinh doanh trên mọi mặt trận truyền thông.
Hay nói cách khác, video doanh nghiệp là bản tóm tắt năng lực doanh nghiệp. Đối tác và khách hàng có thể tiếp nhận những thông tin thông qua hình ảnh động và âm thanh. Nhờ có kỹ xảo, đồ họa… mà video thu hút lượng lớn người xem và tăng nhận diện thương hiệu.
Nhiều người thường ví phim doanh nghiệp như một bản profile đặc sắc. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin doanh nghiệp qua một thước phim ngắn. Thay vì phải dành nhiều thời gian để tìm kiếm và đọc lướt những thông tin qua văn bản, trang điện tử… thì một video tóm tắt chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, đối tác cũng sẽ nắm được lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Việc thể hiện năng lực doanh nghiệp với đối tác rất quan trọng để thành công trong mọi dự án. Một lợi điểm khi lựa chọn phim doanh nghiệp chính là tăng tối đa khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Một số liệu rõ ràng nhất cho thấy khả năng “làm chủ” thị trường Marketing của phim doanh nghiệp chính là giúp gia tăng 157% traffic tự nhiên cho website (theo Conversion XL). Bạn có biết rằng hơn 39% cuộc gọi đến từ video và được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao!? Video doanh nghiệp là xu hướng marketing bất kỳ thời điểm nào cũng không thể bỏ lỡ.
Doanh nghiệp hiện nay đang vướng vào “vòng luẩn quẩn” của thị trường sản xuất phim doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ nhiều đơn vị làm video mọc lên. Đồng thời với điều đó, những ý tưởng sáng tạo làm phim cũng bị “trùng lặp” rất nhiều. Chưa kể đến sự hiệu quả và chi phí ngân sách bỏ ra so với thực tế mà doanh nghiệp nhận được.
Để sản xuất phim doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần nắm được các tips trước khi triển khai dự án.
Trước khi đưa ra một dự án truyền thông, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến dịch. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, việc lựa chọn làm phim doanh nghiệp phải có mục đích. Cụ thể sử dụng video doanh nghiệp trong giai đoạn nào hay chạy truyền thông video trong những chương trình nào… Thông thường thể loại video này được dùng trong chiến dịch marketing, kỷ niệm, tri ân, ra mắt sản phẩm/dịch vụ…
Bên cạnh xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần đưa ra format đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Họ là ai? Họ có thể tiếp cận thông tin như thế nào? Phương thức tiếp cận thông tin của họ ra sao? Nhu cầu của họ là gì? Sau khi đưa ra được lời giải cho những câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể ra phương án xây dựng video theo hướng phù hợp nhất.
Xác định mục tiêu trong chiến dịch là bước khởi động dự án và là bước đệm quan trọng quyết định hiệu quả chiến dịch. Các nhà sản xuất phim doanh nghiệp có thể dựa vào những mục tiêu đó để đưa ra kịch bản hay nhất.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị làm phim doanh nghiệp mọc lên với mong muốn đáp ứng nhu cầu làm phim giới thiệu. Điều này dẫn đến sự “xáo trộn” giữa các đơn vị trong thị trường làm phim. Với khách hàng sẽ nhận lại sự “hoang mang” trong việc tìm kiếm một đơn vị uy tín. Một nhà làm phim chuyên nghiệp sẽ biết cách thể hiện hình ảnh và truyền tải đầy đủ thông điệp doanh nghiệp.
Mỗi thương hiệu làm video clip sẽ có những quy trình làm phim khác nhau. Tuy nhiên điều khách hàng quan tâm nhất nằm ở sản phẩm video cuối cùng. Video có đặc sắc không? Video có tính sáng tạo không? Hay video đã thể hiện đầy đủ thông điệp doanh nghiệp chưa? Đó đều là những câu hỏi cần được giải đáp. Nếu không tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị sản xuất chuyên nghiệp, sẽ dẫn đến nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Cụ thể như hiệu quả kinh doanh đi xuống, không đạt tiến độ dự án, chiến dịch rời rạc, phí thời gian và tiền bạc…
Không khó để lựa chọn một nhà sản xuất hay và dày dặn kinh nghiệm. Các doanh nghiệp cần có hành động cụ thể trong việc tìm kiếm nhà sản xuất phù hợp với những tiêu chí đưa ra. Quan trọng nhất để đưa hình ảnh thương hiệu nằm ở sự sáng tạo trong phim doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đưa ra những ý tưởng mà mình mong muốn để đơn vị sản xuất phim tiếp nhận và viết kịch bản. Sự trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất rất quan trọng để tìm ra kịch bản phù hợp nhất. Nhà sản xuất có ekip chuyên nghiệp sẽ gợi ý cho doanh nghiệp những kịch bản đặc sắc truyền tải đầy đủ thông điệp.
Mỗi doanh nghiệp có những ý tưởng và tầm nhìn khác nhau. Vì vậy mà phong cách thể hiện hình ảnh thương hiệu cũng sẽ khác nhau. Việc thể hiện hình ảnh thương hiệu giúp tăng thêm sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
Sau khi hình thành được đặc điểm cũng như sắc thái doanh nghiệp, ekip nhà sản xuất sẽ xây dựng ý tưởng kịch bản. Theo đó, đạo diễn hình ảnh mở rộng góc quay cho ra những góc hình đẹp đảm bảo gây ấn tượng với khách hàng.
Hiện nay các kênh truyền thông đóng vai trò làm công cụ thúc đẩy hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Do đó việc lựa chọn kênh truyền thông đúng sẽ giúp truyền tải thông điệp doanh nghiệp được trọn vẹn. Một vài con số thống kê cho thấy 96% người xem video giải thích để tìm hiểu sâu về sản phẩm/dịch vụ; 86% người xem muốn tìm hiểu thương hiệu thông qua video; 64% người tiêu dùng quyết định mua hàng sau khi xem hết video… Hơn 60% người tiêu dùng thích xem video về sản phẩm/dịch vụ mới so với các bài đăng hình ảnh, trình bày.
Các trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và video đang được thu hút nhất phải kể đến Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok… Những kênh truyền thông này cho phép bạn đăng tải những hình ảnh và video quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Youtube và Facebook cho ra thêm tính năng video dạng reels nhằm thúc đẩy hình ảnh thương hiệu/cá nhân. Việc đầu tư vào các trang mạng xã hội hầu hết đều được đánh giá hiệu quả cao. Lý do chính là có hơn 95% người sử dụng điện thoại thông minh đều có ít nhất một mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video. Mặc dù đều là những kênh tiềm năng nhưng không phải kênh truyền thông nào cũng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp, nếu lựa chọn kênh truyền thông không phù hợp có thể khiến chiến dịch không đạt hiệu quả. Thậm chí điều này có thể gây tốn chi phí, mất thời gian mà hình ảnh thương hiệu không được như kỳ vọng. Do đó khi đưa ra chiến dịch doanh nghiệp vẫn còn “đau đáu” nhìn lại mục tiêu và kênh truyền thông có thật sự phù hợp hay không.
Hình thức phim giới thiệu doanh nghiệp trước hết giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu. Phương thức tạo dấu ấn năng lực mạnh mẽ nhằm xây dựng niềm tin với khách hàng. Kết hợp video doanh nghiệp với các hoạt động quảng cáo trong chiến dịch sẽ giúp tốc độ lan truyền hình ảnh sẽ rất cao.
Thay vì sử dụng những văn bản hồ sơ năng lực rất nhiều chữ thì khách hàng/ đối tác sẽ hứng thú với hồ sơ năng lực được thể hiện qua video hình ảnh và âm thanh. Thông qua video khách hàng có thể hình dung rõ ràng về năng lực của doanh nghiệp. Với tốc độ hiện đại của Internet hiện nay, việc trao đổi và gửi file dữ liệu cũng tiện lợi hơn. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tóm gọn năng lực của mình chỉ vỏn vẹn trong video vài phút.
Truyền tải thông điệp là nội dung mà video doanh nghiệp nào cũng có. Tuy nhiên để xác định video đó có đạt tiêu chuẩn hay không dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như ý tưởng sáng tạo, thông điệp có được lồng ghép khéo léo hay không, kỹ năng cũng như kinh nghiệm của đội ngũ ekip… Trong đó sáng tạo là yếu tố đầu tiên và kiên quyết để đánh giá sản phẩm video có đạt yêu cầu không.
Nếu ý tưởng là mạch cảm xúc thì kịch bản chính là khung sườn của video. Tùy vào nội dung hay thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải mà góc ảnh video sẽ được thể hiện khác nhau. Thông thường các nội dung trong video được thể hiện là phương châm làm việc, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng doanh nghiệp… Việc đưa điểm mạnh của doanh nghiệp vào video giúp gây dựng sự tin tưởng và ủng hộ sản phẩm/dịch vụ. Phim doanh nghiệp hấp dẫn, góc máy đẹp mắt kết hợp cùng cách tiếp cận đa dạng và phù hợp sẽ đẩy hình ảnh thương hiệu lên một tầm cao mới.
Trước khi tìm được đơn vị sản xuất phim doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ về quy trình thực hiện để xây dựng chiến dịch phù hợp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hợp tác thành công với ekip mà còn biết được mình cần làm gì và phải làm gì. Dưới đây là quy trình sản xuất phim doanh nghiệp của TVC360 thực hiện:
Take Brief:
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng để khách hàng và TVC360 trao đổi thông tin. Tại bước này doanh nghiệp cần đưa ra các yêu cầu và trao đổi thông điệp mà mình muốn để ekip có thể xây dựng ý tưởng.
Pitching:
Ekip TVC360 sẽ thực hiện lên ý tưởng và xây dựng các phương án cho concept. Việc lên nhiều ý tưởng hay concept cho thông điệp sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình.
Concept Idea:
Doanh nghiệp lựa chọn concept và phương án sản xuất.
Quotation:
Ekip báo giá thực hiện và quy trình timeline sản xuất.
Treatment:
Ekip trình bày ý tưởng, phương án sản xuất, diễn viên và bối cảnh thực hiện.
Shooting Day:
Dựa theo lịch trình, ekip sẽ thực hiện các cảnh quay.
Post-Production:
Thực hiện công việc chỉnh sửa, âm thanh, màu sắc…
Check-test:
Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi bàn giao sản phẩm video cho doanh nghiệp.
Với quy trình làm việc nghiêm nghị và trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ, TVC360 Việt Nam đang là đơn vị sản xuất phim doanh nghiệp hàng đầu được uy tín nhất hiện nay. Sự tín nhiệm được thể hiện thông qua sự hợp tác giữa TVC360 với các công ty, tập đoàn lớn như FPT, Herbalife, China Steel Sumikin, Greystone…
Trên đây là những thông tin sản xuất phim doanh nghiệp mà TVC360 cung cấp. Để hiểu rõ hơn về thể loại này cũng như năng lực của TVC360, quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm video của chúng tôi tại https://tvc360.vn/video-phim-doanh-nghiep