TVC360
Những lý do khiến người dùng né tránh video quảng cáo

Những lý do khiến người dùng né tránh video quảng cáo

Video quảng cáo là một trong những hình thức mà doanh nghiệp không "tiếc" để chi rất nhiều nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên khi được đăng tải trên nhiều mạng xã hội sẽ dẫn đến việc bão hòa thông tin. Điều này gây nhàm chán khiến người tiêu dùng có xu hướng né tránh các video quảng cáo.

Xu hướng né tránh quảng cáo từ người dùng

Để nói chính xác về hành vi né tránh các video quảng cáo này, P.S Speck và T.E Micheal cho rằng đây là hành động mà người dùng làm giảm mức độ hiển thị quảng cáo theo nhiều cách khác nhau. Việc né tránh video quảng cáo như vậy đến từ hành vi, nhận thức và xảm xúc của người dùng.

Hành động cụ thể thường thấy là click "Bỏ qua", "Tắt" hay "Skip" khi những video quảng cáo xuất hiện chưa chiếu hết. Cũng có những người dùng phản hồi về các trang sở hữu để từ chối quảng cáo. Thậm chí có không ít hành vi thoát ra ngoài màn hình khi phim quảng cáo xuất hiện hay cài đặt phần mềm, thủ thuật để chặn chúng.

ne-tranh-video-quang-cao

Một khảo sát thuộc công ty quản lý mạng xã hội Hoótuite và công ty quảng cáo We Are Social năm 2019 đã được đưa ra. Các con số cho thấy trung bình mỗi người dành 6 giờ 42 phút dùng Internet và trong đó phần lớn sử dụng mạng xã hội. Hiện nay có không những cái tiến giúp người dùng có thêm nhiều trải nghiệm trên Internet hơn. Nhờ có những thay đổi tích cực mà nhiều người dùng thích xem video hơn các hình thức giải trí khác trên mạng xã hội.

Đây cũng là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp tận dụng thúc đẩy các hoạt động quảng bá, truyền thông hình ảnh thương hiệu của mình qua video quảng cáo. Tuy nhiên cũng có ít ý kiến cho rằng đây là con dao hai lưỡi có thể gây phiền toái cho khách hàng, dẫn đến hành vi né tránh những video đó. Thậm chí gây ra cảm xúc tiêu cực khi nhìn thấy nhãn hàng.

Những yếu tố gây ra hành vi né tránh quảng cáo

Bão thông tin

Nhiều thông tin xuất hiện trong một đoạn video quảng cáo có thời lượng ngắn hoặc nhiều video có thể dẫn đến quá tải thông tin. Khi làm phim quảng bá thương hiệu, giá trị thông tin nằm ở việc người xem sẽ tiếp nhận được bao nhiêu. Một ngày, người dùng sẽ tiếp nhận một lượng thông tin nhất định và ghi nhớ những thông tin họ cho rằng cần thiết và quan trọng. Do đó, một video quảng cáo có thời lượng ngắn nhưng cung cấp quá nhiều thông tin sẽ khách hàng bối rối. Lúc này khách hàng có xu hướng lựa chọn từ chối tiếp nhận thông tin nếu cảm thấy không cần thiết.

Đặc biệt khi xu hướng GenZ hiện đại và sống nhanh thì việc dừng lại xem hết một video quảng cáo rất khó. Xem hết video là một chuyện và tiếp nhận thông tin trong video là một chuyện khác. Vì vậy mà các doanh nghiệp khá đau đầu khi tìm kiếm giải pháp giúp khách hàng ghi nhớ các thông tin từ quảng cáo video.

Tính giải trí thấp

Yếu tố đánh giá mức độ hấp dẫn của video quảng cáo nằm ở tính giải trí. Vào năm 1982, Rubin và cộng sự đã đưa ra thang đo tính giải trí cùng các yếu tố như trải nghiệm của người dùng, mức độ hấp dẫn hay thu hút khi xem quảng cáo. Với những đoạn phim quảng cáo khiến người xem không thấy vui vẻ, thoải mái hay thu hút sẽ dẫn đến hành vi né tránh. Bất kể là video quảng cáo hay hình thức quảng cáo nào khác, nếu không mang tính giải trí cao sẽ gây ra hành vi tiêu cực từ khách hàng.

Gây phiền nhiễu

Yếu tố này phản ánh mức độ khó chịu của người xem đối với video quảng cáo. Có không ít doanh nghiệp lựa chọn nội dung gây sốc để thu hút nhiều sự chú ý. Bên cạnh đó việc triển khai hoạt động quảng cáo xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội của người dùng cũng gây khó chịu. Lúc này ấn tượng của người xem về nhãn hàng là "phiền toái", "ức chế", "mất thời gian"...

Cảm xúc là một trong những thang đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Vì vậy khi người xem cảm thấy khó chịu tức tính hiệu quả của quảng cáo không đạt. Từ đó tạo nên thái độ và phản ứng tiêu cực đối với quảng cáo. Việc không được đón nhận từ khách hàng sẽ làm giảm ý định mua sắm hay tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Sự khác nhau giữa các đối tượng khách hàng

Hành vi né tránh quảng cáo còn xuất phát từ sự khác nhau giữa các đối tượng khách hàng. Mỗi khách hàng có hành vi mua sắm cũng như những lý do khác nhau để tiếp nhận thông tin từ quảng cáo. Ví dụ như hành vi mua sắm giữa nữ giới và nam giới. Nhu cầu mua sắm của nữ giới nhiều hơn và không cụ thể. Ngược lại, nam giới mua sắm khi có nhu cầu rõ ràng. Từ sự khác nhau đó mà nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra nữ giới thường xem video quảng cáo lâu hơn nam giới. Tất nhiên video quảng cáo có thông tin phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.

Bên cạnh đó độ tuổi khác nhau cũng ảnh hưởng đến hành vi né tránh quảng cáo. Cụ thể như độ tuổi từ 16 - 25 tuổi quan tâm đến xu hướng cũng như dễ tiếp cận và bị ảnh hưởng từ truyền thông. Hơn nữa, sự hiếu kì, tò mò và tìm kiếm thứ mới lạ cũng là một trong nguyên nhân độ tuổi này quan tâm đến quảng cáo hơn.

Nếu quảng cáo nhắm đến đúng đối tượng và nhắm bắt được sở thích, nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng sẽ làm tăng hiệu quả của chúng. Doanh nghiệp cần tận dụng nhiều hơn để hiểu rõ khách hàng của mình có sở thích và hành vi như thế nào để có giải pháp quảng cáo phù hợp. Đừng quên set up thời gian quảng cáo cho các chiến dịch của bạn để tránh gây khó chịu cho người dùng.

Giải pháp cho hành vi né tránh quảng cáo trong 2022

Từ lâu các doanh nghiệp vẫn quan niệm rằng quảng cáo hiển thị càng nhiều thì càng tốt, "mưa dầm thấm lâu". Đây là quan điểm đang khiến khách hàng ngày càng thể hiện rõ ràng cảm xúc khó chịu của mình với thương hiệu. Quảng cáo chính là nghệ thuật và bạn cần nâng cao nhận thức của khách hàng về nghệ thuật.

Cải thiện và nâng cao tính giải trí cho video quảng cáo

Đầu tiên, về nội dung video quảng cáo doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất video quảng cáo cần xây dựng nội dung mang tính giải trí cao. Điều làm tăng tính hiệu quả nằm ở việc khách hàng cảm thấy thú vị. Yếu tố hài hước cần được đẩy mạnh làm tăng tính giải trí cho video. Tuy nhiên yếu tố hài hước cần được lồng ghép một cách khéo léo, tránh làm "lố", làm quá khiến video quảng cáo mất đi giá trị thương hiệu. Sự tinh tế đến từ các yếu tố hài hước sẽ luôn để lại 

Thứ hai, lựa chọn diễn viên hay nhân vật cho video. Nếu đưa nhân vật có lối diễn xuất gượng gạo sẽ không thể lột tả hết được tinh thần cũng như thông điệp trong cả kịch bản. Họ là những người thể hiện được nội dung kịch bản cũng như góp phần làm nên thành công của video quảng cáo. Do vậy nói không ngoa khi doanh nghiệp cần khéo léo tuyển chọn diễn viên cho phim thương hiệu của mình.

ne-tranh-video-quang-cao

Thứ ba, một trong những vấn đề mà mỗi doanh nghiệp thường bỏ qua chính là bối cảnh. Những nhà marketing thường cho rằng việc lặp đi lặp lại một quảng cáo sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu hơn. Tuy nhiên điều này vô tình gây nên sự khó chịu cho người xem. Thậm chí video quảng cáo xuất hiện vào thời điểm khách hàng đang tập trung một nội dung khác sẽ không làm tăng hiệu quả quảng cáo được. Thương hiệu của bạn sẽ được chú ý hơn trong những khung giờ để thư giãn. Đó là những thời điểm khách hàng rảnh rang và xem video giải trí.

Doanh nghiệp cần lưu ý nên lựa chọn vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp trên mạng xã hội. Xây dựng kế hoạch và đưa ra chiến lược rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng khách hàng. Một chiến dịch quảng cáo lớn phải bao gồm người nổi tiếng, KOLs, Influencer... để tăng hiệu quả phủ rộng thương hiệu. 

Thông tin truyền tải qua video

Doanh nghiệp thường xuyên tìm hiểu và khái quát mọi thông tin sản phẩm rõ ràng, có chọn lọc. Điều này được thể hiện rõ ràng qua sự đầu tư về ngôn từ và nội dung phù hợp với nhu cầu khách hàng. Trước hết cần phải đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm/dịch vụ. Ngôn từ cũng cần dễ hiểu, xúc tích để cho khách hàng cái nhìn dễ hình dung nhất.

Mỗi video đặc sắc sẽ để lại những từ khóa nổi bật. Thông thường đó sẽ là thông điệp từ doanh nghiệp nhằm đánh vào tâm lý khách hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng trọn vẹn. Từ đó video truyền tải sẽ chính xác và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng hơn. Nếu thông tin mà quảng cáo đưa ra liên quan đến nội dung mà khách hàng đang theo dõi có thể kích thích hành vi mua hàng của khách hàng.

Giảm thiểu tính phiền nhiễu cho quảng cáo

Quảng cáo phiền nhiễu sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái và vui vẻ. Với những quảng cáo có thời lượng dài chỉ khiến khách hàng không hứng thú. Hơn nữa nếu video quảng cáo không hấp dẫn họ sẽ có xu hướng bỏ qua những video có thời lượng dài.

Doanh nghiệp nên sử dụng những ngông từ gây sốc trong video. Độ phủ rộng trên mạng xã hội là cần thiết tuy nhiên chính vì mức độ lặp đi lặp lại sẽ gây cảm giác tiêu cực cho khách hàng. Đặc biệt nội dung video quảng cáo không liên quan đến nhu cầu khách hàng có thể gây nên sự tức giận.

Để tránh gây phiền nhiễu cho khách hàng hãy sản xuất video quảng cáo với thời lượng ngắn. Đó có thể là một câu chuyện, một tình huống... không đơn thuần là quảng cáo cung cấp thông tin cho khách hàng. Doanh nghiệp cần thể hiện nhiều hơn nữa để tạo dựng cảm xúc cho khách hàng. Những video ngắn chạm đến cảm xúc sẽ giúp khách hàng ghi nhớ đậm sâu. Tùy vào từng đối tượng mà video tiếp cận sẽ có những ý kiến và xu hướng khác nhau. Ví dụ video này có thể phù hợp với GenZ năng động nhưng chưa chắc đã phù hợp với người từ 40 tuổi trở lên. Khi thấy video này xuất hiện quá nhiều lần sẽ gây bức bối cho họ.

Tương tác với video quảng cáo nhiều hơn

Doanh nghiệp có thể suy nghĩ đến hình thức quảng cáo video tương tác. Đó là những video xuất hiện nhiều trên Facebook và ứng dụng game. Khi xem quảng cáo game người dùng có thể có thêm trải nghiệm sản phẩm sống động. Bên cạnh đó khách hàng còn có cơ hội chơi game trực tiếp qua video quảng cáo. 

Sau khi khách hàng tương tác với video doanh nghiệp có thể đọc hành vi khách hàng dễ dàng. Khi xác định được khách hàng tiềm năng doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược hợp lý hơn.

Xây dựng chiến lược Stories Marketing

Hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube... đều có tính năng chia sẻ Stories. Tính năng này cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh, video, trạng thái... trong 24h. Đây cũng là tính năng làm tăng tương tác với người dùng. 

Số liệu từ Facebook IQ cho biết khách hàng được truyền cảm hứng mua sắm và kết nối với thương hiệu thông qua Stories. Có đến 50% người dùng tham gia khảo nghiệm nói rằng Stories đã đưa họ đến với thương hiệu. Sau khi xem Stories hành động tiếp theo của khách hàng là truy cập website, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ với người khác về chúng.

Chiến lược Stories Marketing đang được trọng dụng tại nhiều doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bằng cách cài đặt quảng cáo cho những video quảng cáo đó một cách tự nhiên. Điều này nhằm tránh gây sự khó chịu cũng như cảm thấy quảng cáo phiền nhiễu từ khách hàng. Stories có thể được tạo bằng hình ảnh hoặc video kèm nhãn dán, hiệu ứng sẽ thu hút tương tác với người dùng hơn. Tất nhiên khách hàng có thể tiếp tục xem hoặc đưa ra phản hồi trực tiếp với nhãn hàng. Đây chẳng phải là công cụ hữu ích để doanh nghiệp làm giảm tỷ lệ né tránh quảng cáo video trên mạng xã hội hay sao?

Nếu bạn đang có ý tưởng cho các chiến dịch thúc đẩy bán hàng cho doanh nghiệp vậy tại sao không tìm kiếm một đơn vị sản xuất video để tận dụng lợi thế doanh nghiệp ngay nhỉ? Để tìm hiểu kỹ hơn và giải pháp sáng tạo cho nhãn hàng của mình, hãy liên hệ ngay với TVC360 Việt Nam qua hotline 091.41.49.986 ngay!

 

Tìm hiểu thêm:

TVC360 Việt Nam đã thực hiện 4,000+ videos, cùng hơn 500 thương hiệu khác nhau
Chat Zalo