Ảnh hưởng của AR, VR và 3D đối với thương mại điện tử

Không gian 3D là gì?

Trước khi nói đến AR và VR, bạn cần nắm rõ khái niệm về 3D. Vậy 3D là gì?

3D là viết tắt của cụm từ 3-Dimension (3 chiều). Đây cũng là từ được nhiều người biết đến và được ứng dụng trong thực tiễn rất nhiều. Phương pháp này cho phép tạo ra những hình ảnh sống động như thật được hỗ trợ bởi các phần mềm đồ họa vi tính. Hiện nay bạn có thể bắt gặp rất nhiều lĩnh vực sử dụng công nghệ này như nội thất, bất động sản, Y tế, giải trí… 

VR là gì?

VR là tên viết tắt của cụm từ Virtual Reality (nghĩa là Thực tế ảo). VR là công nghệ mang đến trải nghiệm sản phẩm hay công cụ tích hợp ở một không gian khác. Tại không gian này bạn sẽ cảm nhận chân thật hơn với các thành phần ảo hóa. Tất cả được tạo dựng từ những ứng dụng/thiết bị phần cứng. Hay nói cách khác những ứng dụng đó có thể đánh lừa bộ não cho phép người dùng trải nghiệm chân thật hơn. 

Ví dụ trong lĩnh vực bất động sản với một tòa nhà được dựng lên bởi công nghệ VR. Khách hàng được trải nghiệm và xem không gian phòng ốc một cách chân thực. Chủ đầu tư khi sử dụng công nghệ này sẽ giúp thỏa mãn người mua khi trải nghiệm không gian thực tế ảo của tòa nhà.

AR là gì?

AR là tên viết tắt của cụm từ Augmented Reality (nghĩa là Thực tế tăng cường). AR là công nghệ lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực hoặc ngược lại. Điều này cho phép người dùng tương tác với những nội dung số trong thực tế. 

Ví dụ doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm mới như ghế nội thất. Khi sử dụng công nghệ AR, khách hàng có thể lựa chọn màu sắc, chất liệu, kích thước… trước khi doanh nghiệp cho sản xuất đại trà. 

Xu hướng sử dụng thực tế tăng cường AR của các nhà bán lẻ

Sau khoảng thời gian đại dịch COVID bùng nổ, thực tế tăng cường AR phát triển đến chóng mặt. Tại sao vậy? Nhu cầu mua sắm trực tuyến trong khoảng thời gian đại dịch bùng nổ tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến việc các nhà bán lẻ phải tìm ra giải pháp để cạnh tranh thời điểm đó. Khách hàng muốn xem sản phẩm thực tế và tương tác một cách trực quan theo nhiều góc độ khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu đó đã thúc đẩy thị trường sử dụng AR phát triển.

Đó là lý do vì sao công nghệ AR có ảnh hưởng rất lớn đến ngành hàng thương mại điện tử. Với công nghệ tiên tiến này, sản phẩm thu hút khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ. Một con số đã chứng minh sự đóng góp của AR vào thị trường bát lẻ này từ Google. Khoảng 66% người dùng “thích” trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường trước khi mua hàng vào năm 2019. Một con số thống kê nữa từ Snap Inc cho thấy hơn 100 triệu người tiêu dùng đã mua sắm tại cửa hàng trực tuyến có sử dụng AR.

Những hình ảnh thực tế hay video về sản phẩm góp phần nâng tỷ lệ chuyển đổi lên 60% so với những hình ảnh thông thường được thiết kế sẵn. Đối với doanh nghiệp bán hàng thông qua thương mại điện tử có doanh thu ngày càng tăng khi kết hợp nội dung 3D cho sản phẩm.

3D, thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR có gì khác nhau?

Nếu VR tạo ra một môi trường ảo thay thế giới ảo thì AR đặt các đối tượng trong môi trường thực. Suy xét kỹ lưỡng hình ảnh 3D là công nghệ thể hiện các đối tượng trong thế giới thực trở nên chân thực hơn. Hay nói cách khác 3D chính là nền tảng cho công nghệ AR và VR.

Tại sao nên ứng dụng AR, VR và 3D trong ngành hàng thương mại điện tử?

Xây dựng niềm tin của khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ “hoàn trả” sản phẩm

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 27% người tiêu dùng hoàn trả sản phẩm vì không đúng với mô tả. Khách hàng có thể trải nghiệm dùng thử sản phẩm trước khi mua hàng trực tuyến. Bằng cách nào? Đó là cung cấp những thông tin và hình ảnh chân thực để giảm tỷ lệ hoàn trả lại hàng hóa.

Với công nghệ AR, khách hàng có thể nhìn thấy hình dáng, màu sắc, công dụng… sản phẩm trong không gian của họ. Điều này mang đến trải nghiệm chân thực khiến khách hàng như đang thực sự nhìn thấy sản phẩm đó trong cửa hàng.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào mô hình sản phẩm 3D (3D models). Đây là bước đầu trong việc ứng dụng các nền tảng như AR và VR. Khách với những hình ảnh thông thường, 3D models có thể lưu trữ mọi thông tin về sản phẩm như cấu tạo, chất liệu… Khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm qua nhiều góc độ khác nhau. Đây là yếu tố quyết định hành vi mua hàng sau khi khách hàng cảm thấy sản phẩm phù hợp với những yêu cầu mà họ cần.

ar vr và 3d

Trải nghiệm mua hàng thú vị hơn

Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có cơ hội xem xét và tương tác với sản phẩm thông qua công nghệ AR. Với thực tế ảo sẽ tạo ra môi trường ảo để thay thế cho thế giới thực. Tuy nhiên với công nghệ AR, khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm như đang trực tiếp ở cửa hàng để mua sắm. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là cuộc cách mạng lớn trong ngành hàng thương mại điện tử.

Tùy vào nhu cầu và mục đích bán hàng mà doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ AR hoặc VR để tương tác với khách hàng. Thông qua nhiều hình thức bán hàng mà khách hàng có thể tiếp nhận thông tin và thỏa sức mua sắm trên các gian hàng trực tuyến.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi và mua sắm 

Doanh nghiệp rất chú trọng Video Marketing, đặc biệt là thương mại điện tử. Những video hướng dẫn sử dụng hay giới thiệu tính năng sẽ giúp người mua hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Nhờ vậy mà tỷ lệ chuyển đổi cũng như thời gian mua sắm trên trang tăng cao. 

Nghiên cứu của Vertebrace (2020) – Chuyên gia về AR và thương mại điện tử 3D đã chia sẻ: “Những khách hàng tương tác với sản phẩm thông qua công nghệ AR có tỷ lệ chuyển đổi hơn 90% so với những khách hàng không sử dụng công nghệ này”.

Trong giai đoạn năm 2021 – 2022, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng và tập trung đầu tư công nghệ này. Ví dụ điển hình đó là một số trang sản phẩm từ Shopify đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 250% với các mô hình 3D trong AR.

Chi phí và hiệu quả

Khi lựa chọn sản phẩm bất kỳ việc đầu tiên của khách hàng chính là lựa chọn màu sắc, kích thước, kiểu dáng… Với công nghệ AR doanh nghiệp hoàn toàn có thể mang đến những trải nghiệm đầy đủ đó đến khách hàng. Hãy bắt đầu với việc thiết kế và có mô hình 3D.

Chắc chắn việc lựa chọn mô hình 3D sẽ tối ưu hơn những hình ảnh thông thường. Việc đầu tư chụp ảnh truyền thống và quảng cáo sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Tất cả những gì bạn cần làm là sở hữu và đầu tư mô hình 3D. Những con số về tỷ lệ chuyển đổi là bằng chứng hiệu quả cho việc đầu tư mô hình 3D.

Phát triển sản phẩm

Công nghệ 3D thường được sử dụng để phát triển cũng như đưa ra các sản phẩm mới. Khi đã có một sản phẩm nguyên mẫu đơn giản, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thêm thành phần cấu tạo, màu sắc, chất liệu… cho sản phẩm thông qua công nghệ AR, VR và 3D. Với những tài nguyên đó việc tạo ra sản phẩm mới sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Xây dựng sản phẩm mới trong môi trường tốt hơn sẽ giúp bạn có đánh giá trực quan ngay cả khi chúng chưa được sản xuất hàng loạt.

Quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ được đẩy nhanh hơn với mô hình 3D. Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng cũng như bắt kịp xu hướng thị trường.

Thực tế tăng cường AR – Tương lai của mua sắm trực tuyến

Có thể thấy những công năng mà thực tế tăng cường AR mang lại. Đặc biệt với ưu điểm tăng tỉ lệ chuyển đổi và doanh thu, các thương hiệu sẽ cần bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ. Khi điện thoại thông minh là công cụ không thể thiếu kết hợp với các gian hàng thương mại điện tử sẽ tạo ra tương lai mới cho ngành hàng này. Đây cũng là nền tảng chắc chắn cho những trải nghiệm sống động với AR, VR và 3D.

ar vr và 3d

Thời điểm các doanh nghiệp đầu tư mô hình 3D là lúc thực hiện bước nhảy vọt về thương mại điện tử. TVC360 cung cấp giải pháp thiết kế mô hình 3D dùng trong công nghệ AR, VR. Đăng ký ngay để nhận thông tin chi tiết mới nhất: https://tvc360.vn/dang-ky

Prev PostCách tạo mô hình 3D cho game
Next PostSản xuất phim hoạt hình 3D tại Hà Nội